NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT PHỤC VỤ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI ((Từ ngày 28/01/2019 đến ngày 06/02/2019 – tức ngày 23 tháng Chạp đến ngày 03 Tết)


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương thời tiết ngày 28/01 như sau:

NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT PHỤC VỤ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI
(Từ ngày 28/01/2019 đến ngày 06/02/2019 – tức ngày 23 tháng Chạp đến ngày 03 Tết)

1. Khu vực Bắc Bộ:
Ngày 28/01 có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng.
Từ ngày 29/01 đến ngày 06/02, có mưa vài nơi, riêng các ngày 29, ngày 30 khả năng chịu ảnh hưởng của hội tụ rãnh gió tây trên cao nên có mưa, mưa nhỏ rải rác; sau có mưa vài nơi, từ ngày 02/02 sáng sớm có sương mù, sương mù nhẹ rải rác. Trời rét, nhiệt độ có xu hướng tăng dần.

2. Khu vực Trung Bộ:
· Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:
Từ ngày 28/01 đến ngày 31/01, có mưa rào và dông vài nơi. Phía bắc đêm và sáng trời rét, từ ngày 29 trời lạnh.
Từ ngày 01/02 đến ngày 06/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch đông nên có mưa rào rải rác và có nơi có dông trong ngày 01; sau có mưa vài nơi. Phía bắc trời lạnh.
· Các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận:
Ngày 28/01 đến ngày 31/01, có mưa rào và dông vài nơi.
Từ ngày 01/02 đến ngày 06/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch đông nên phía Bắc có mưa rào rải rác và có nơi có dông trong ngày 01; sau có mưa vài nơi.

3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ:
Từ ngày 28/01-06/02 (25 tháng chạp – 02 Tết) phổ biến không mưa, ngày trời nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Tin phát lúc: 09h00

No photo description available.

NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT THÁNG 12 NĂM 2018


  1. NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT ĐẶC BIỆT TRONG THÁNG

Trong tháng 12/2018, không khí lạnh ở phía bắc sẽ tiếp tục gia tăng hoạt động, cả về cường độ lẫn tần suất và có khoảng 3-5 đợt không khí lạnh và có khả năng xảy ra khoảng 2-3 đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc, tập trung trong thời kỳ từ ngày 8 đến ngày 10/12/2018 và trong khoảng 11 ngày cuối tháng. Cùng với đó rãnh áp thấp xích đạo vẫn còn có xu hướng duy trì hoạt động mạnh và ảnh hưởng đến thời tiết các khu vực giữa và nam Biển Đông; do vậy khu vực phía nam Biển Đông vẫn có khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và còn có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta, tập trung ở khu vực từ Trung Trung Bộ trở vào Nam Bộ. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục cần đềphòng các đợt mưa lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới như bão và ATNĐ.

Nhìn chung, trên phạm vi toàn quốc tổng lượng mưa tháng có xu thế cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽxuất hiện nhiều ngày mưa hơn TBNN do ảnh hưởng của hoạt động của rãnh áp thấp xích đạo trong tháng 12/2018.

  1. a) Thi k10 ngàyđầu tháng (01-10/12/2018): Khoảng ngày 7, ngày 8/12 khu vực miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, kết hợp với hội tụ gió các mực trên cao nên xuất hiện mưa diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiều khả năng đợt không khí lạnh này sẽ gây rét đậm, rét hại ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực đồng bằng Bắc Bộ xấp xỉ ngưỡng rét đậm.

Nhiệt độ trung bình thời kỳ này trên phạm vi toàn quốc vẫn ở xấp xỉ trên so với giá trị TBNN cùng thời kỳ. Lượng mưa trên phạm vi toàn quốc cũng có xu hướng phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

  1. b) Thi k10 ngày gia tháng (11-20/12/2018):Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ trên với giá trị  Lượng mưa khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ lượng mưa ở mức xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ.  Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ với TBNN cùng thời kỳ.
  2. c) Thi k11 ngày cui tháng (21-31/12/2018):Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN; đề phòng khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại trong thời kỳ này tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Lượng mưa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với TBNN cùng thời kỳ; tại Trung Trung Bộ trở vào phía nam phổ biến xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ.

2. DỰ BÁO XU THẾ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG
2.1. Bắc Bộ

Nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.5 đến 1.0 độ C so với TBNN.

2.2. Trung Bộ

Nhiệt độ trung bình có phổ biến cao hơn từ 0.5 đến 1.0 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

2.3. Tây Nguyên và Nam Bộ

Nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức cao hơn từ 0.5 đến 1.0 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

3. DỰ BÁO XU THẾ LƯỢNG MƯA THÁNG
3.1. Bắc Bộ

Tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ với tổng lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi cao hơn.

3.2. Trung Bộ

Tổng lượng mưa tháng phổ biến ở mức xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ với chuẩn sai cao từ 20-40%.

3.3. Tây Nguyên và Nam Bộ

Tổng lượng mưa tại khu vực có khả năng ở mức xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ với tổng lượng mưa phổ biến tại Tây Nguyên từ 30-50mm, tại Nam Bộ phổ biến từ 40-70mm, có nơi cao hơn.

 DỰ BÁO NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ LƯỢNG MƯA THÁNG 12/2018 TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC

STT Địa điểm Trung bình 30 năm

Nhiệt độ

Dự báo

Nhiệt độ

(độ C)

Trung bình 30 năm

Lượng mưa

Dự báo

Lượng mưa (mm)

1 Sơn La 15.2 15.0-16.0 16 20-30
2 Hà Nội 18.2 18.0-19.0 16 20-30
3 Hải Phòng 18.1 18.0-19.0 22 20-30
4 Thanh Hóa 18.5 18.5-19.5 26 25-50
5 Vinh 18.6 18.5-19.5 64 50-100
6 Huế 20.5 20.5-21.5 316 300-400
7 Đà Nẵng 21.9 22.0-23.0 210 200-300
8 Nha Trang 24.4 24.5-25.5 155 150-250
9 Buôn Ma Thuột 21.1 21.0-22.0 25 20-40
10 Châu Đốc 25.7 25.5-26.5 35 30-60

(Ghi chú: TBNN được tính trong chuỗi số liệu 30 năm 1981-2010).

Bản tin nhận định xu thế thời tiết tháng tiếp theo được phát hành vào ngày 01/01/2019.

Tải bản PDF tại đây

Trong hình ảnh có thể có: đám mây và văn bản

Trong hình ảnh có thể có: hoa, thực vật, bầu trời, cây, ngoài trời và thiên nhiên

Những ý tưởng diệt bão táo bạo của con người (Storm Killer)?


Lao máy bay siêu thanh vào bão, bắn tia laser, đánh bom hạt nhân là ba trong số những ý tưởng chống bão của các nhà khoa học.

nhung-y-tuong-diet-bao-tao-bao-cua-con-nguoi

Ảnh vệ tinh chụp siêu bão Irma hôm 6/9. Ảnh: NASA.

Bão là hiện tượng tự nhiên có thể gây ra thiệt hại rất nặng nề cho con người. Để ngăn chặn sức tàn phá kinh hoàng của bão, nhiều nhà khoa học đã đề xuất những ý tưởng kỳ lạ để “diệt bão”, nhưng đến nay chưa có bất cứ phương án nào chứng tỏ được tính thực tiễn, theo New Scientist.

Lao máy bay siêu thanh vào bão

Giáo sư Arkadii Leonov cùng các đồng nghiệp tại Đại học Akron, Ohio, tháng 12/2008 nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho phương pháp chặn bão bằng máy bay siêu thanh.

Cách chặn bão của Leonov là lái máy bay siêu thanh vào những luồng khí xoáy quanh mắt bão. Máy bay sẽ tạo ra tiếng nổ siêu thanh, phá vỡ dòng chuyển động hướng lên của khối khí nóng tạo ra bão.

Nhóm nghiên cứu của Leonov cho biết vì tiếng nổ siêu thanh sẽ tỏa ra ngoài máy bay nên có thể không cần nhiều máy bay để chặn bão. “Hai chiếc tiêm kích F-14 bay với tốc độ 1.852 km/h là đủ để ngăn cản, làm yếu hoặc tiêu diệt một cơn bão nhiệt đới điển hình”, nhóm nghiên cứu viết trong đơn đăng ký.

Hiện tượng tiếng nổ siêu thanh do máy bay tạo ra. Video: YouTube. 

Leonov bắt đầu nghiên cứu cách chặn bão sau khi chứng kiến những hậu quả thảm khốc do siêu bão Katrina để lại năm 2005.

“Tôi không thể đảm bảo cách này sẽ hiệu quả”, ông cho biết. Leonov đã không thể đưa ra số liệu chứng minh cho phương pháp mới theo yêu cầu của không quân Mỹ. Ông giải thích là do điều kiện tiến hành những tính toán cụ thể tại Đại học Akron không tốt.

Tuy nhiên, ông cho rằng cách này rất khả thi vì dù sức mạnh của bão vô cùng khủng khiếp, vẫn có một vùng đặc biệt nhạy cảm trong bão dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng làm lạnh.

nhung-y-tuong-diet-bao-tao-bao-cua-con-nguoi-1

Ý tưởng chặn bão bằng máy bay siêu thanh của giáo sư Arkadii Leonov. Ảnh: Popular Science.

Leonov từng nhiều lần trao đổi ý tưởng với Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Trung tâm Bão Florida và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), nhưng đều không được quan tâm.

Hugh Willoughby, giáo sư tại Đại học Quốc tế Florida, cựu giám đốc bộ phận nghiên cứu bão của NOAA, cho rằng đây không phải là một ý tưởng hay.

“Lái hai chiếc tiêm kích F-14 với vận tốc 1.852 km/h lao vào gió xoáy ở rìa mắt bão là cách hay để phá nát máy bay và lấy mạng phi công”, Willoughby nhận xét. “Ngoài ra, có vẻ sóng âm mạnh sẽ đi qua các nhiễu động khí tượng mà không ảnh hưởng nhiều đến chúng, giống như việc đứng la hét trong gió vậy”.

Dùng phễu khổng lồ hút nước ấm xuống đáy biển

Năm 2009, Nathan Myhrvold, đồng sáng lập công ty Intellectual Ventures, miêu tả phương pháp chặn bão của mình trên ABC News. Đó là đặt dưới biển một phễu nhựa lớn với xi-lanh để kéo nước ấm, yếu tố hình thành nên bão, xuống đáy biển nhờ chuyển động sóng. Nếu đặt vài nghìn phễu ở biển thì sức mạnh của cơn bão sẽ suy giảm.

Theo một phát ngôn viên của Intellectual Ventures, họ đã chứng minh tính khả thi của phương pháp này qua việc chạy mô hình trên máy tính và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, dự án đòi hỏi nhiều thử nghiệm quy mô lớn, phù hợp với một trường đại học hoặc nhóm nghiên cứu của chính phủ hơn. Đến nay, chưa có tổ chức nào như vậy đứng ra nghiên cứu phương án này.

Dự án Stormfury

Stormfury là một dự án chính phủ nhằm rải bạc i-ốt vào bão, kích thích mây xung quanh và tạo “thành mắt bão”. Theo Willoughby, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này với bão Esther (1961), Beulah (1963), Debbie (1969), và Ginger (1971).

Ban đầu, kết quả có vẻ khả quan vì những cơn bão phần nào chậm lại. Nhưng khi tiến hành quan sát thêm, các nhà khoa học nhận thấy những thay đổi của bão chỉ trùng hợp với những gì họ mong đợi và hóa ra bão tự hình thành “thành mắt bão” mà không cần con người can thiệp.

Các nghiên cứu vào những năm 1980 cũng cho thấy, không có đủ nước siêu lạnh bên trong bão để bạc i-ốt phát huy hiệu quả lớn.

Tấn công bão bằng bom hạt nhân

nhung-y-tuong-diet-bao-tao-bao-cua-con-nguoi-2

Các nhà khoa học từng đưa ra ý tưởng chặn bão bằng bom hạt nhân. Ảnh: How Stuff Works.

Người ta từng đưa ra ý tưởng “thổi bay bão bằng bom hạt nhân”, Willoughby cho biết. Nhưng theo ông, cách này cũng bất khả thi. Một cơn bão phát triển hoàn chỉnh có thể giải phóng nhiệt năng gấp 5 đến 20 lần 1013 W và chuyển đổi dưới 10% sức nóng thành năng lượng gió.

Năng lượng này lớn hơn rất nhiều lần so với bom hạt nhân. Theo Niên giám Thế giới 1993, toàn nhân loại sử dụng năng lượng ở mức 1013 W trong năm 1990, chỉ bằng 20% năng lượng của một siêu bão.

Những ý tưởng táo bạo khác

Chương trình “Làm sao để chặn bão” của đài CBC năm 2007 giới thiệu 7 phương pháp mà các nhà khoa học đề xuất, trong đó có ba phương pháp chặn bão bằng cách làm lạnh mặt biển gồm nổ nitơ, làm màng phủ hóa học và bơm nước biển sâu. Một số phương pháp khác liên quan đến mây, trong đó có gieo mây và khói carbon.

Thậm chí nhà phát minh Ross Hoffman còn nhận được 500.000 USD tài trợ từ NASA để nghiên cứu ý tưởng chiếu vi sóng vào bão từ ngoài không gian để khiến chúng đổi hướng.

Đặc biệt nhất là nhà phát minh Robert Dickerson với giải pháp dùng máy bay bắn tia laser vào bão khi chúng mới hình thành và trên trời có nhiều sấm chớp. Tuy nhiên, các chuyên gia tại NOAA đã bác bỏ đề xuất này.

Giải pháp chặn bão bằng tia laser của nhà phát minh Robert Dickerson. Video: YouTube.

Peter Gleick, nhà khí tượng học, đồng sáng lập Viện Thái Bình Dương tại Oakland, Mỹ cho rằng các ý tưởng trên đầu không khả thi vì bão là hiện tượng địa vật lý lớn với quy mô và độ phức tạp lớn hơn nhiều so với những gì đa số mọi người nghĩ. Vấn đề khó nhất là không thể biết những gì bạn làm có ảnh hưởng chút nào đến bão hay không.

Mối lo ngại lớn nhất là hành động can thiệp vào bão có thể khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Theo Gleick, giống như các dự án sử dụng công nghệ tác động tự nhiên quy mô lớn, ông không muốn can thiệp bừa bãi vào những hiện tượng địa vật lý phức tạp mà không biết mình đang làm gì.

“Với hiểu biết hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể dự đoán chính xác nhiễu động nhiệt đới nào sẽ mạnh lên thành bão, càng chưa thể dự đoán chính xác đường đi và cường độ bão trước một tuần”, giáo sư Greg McFarquhar tại Đại học Illinois, cho biết.

Như vậy nghĩa là không thể biết cơn bão nào sẽ biến thành siêu bão đủ sớm để hành động. Ông cũng nói thêm, có rất nhiều yếu tố liên quan nhau ảnh hưởng đến cường độ bão. Do đó, thay đổi yếu tố này có thể làm ảnh hưởng những yếu tố khác.

Con người không nên tự đưa mình vào nguy hiểm, Dale W. Jamieson, phụ trách Chương trình Nghiên cứu Môi trường tại Đại học New York, phát biểu. Theo ông, biện pháp đúng đắn là chung sống với thiên nhiên thay vì cố gắng dùng khoa học để biến đổi bão.

Thực tế, bão cũng đem lại một số tác động tích cực, McFarquhar cho biết. Nhiều khu vực sẽ trở nên khô hạn nếu không có độ ẩm do bão cung cấp. Bão cũng di chuyển hơi nóng ra khỏi quỹ đạo, hướng đến các cực.

“Chúng ta đã đủ khôn ngoan để biết được hậu quả của những thay đổi quy mô lớn chưa?”, Patrick Michaels, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tại Viện Cato, đặt câu hỏi. “Chắc chắn sẽ có nhiều bất lợi khi đùa giỡn với những thứ mà chúng ta không hiểu!”

Thu Thảo

Các cơn bão ở Thái Bình Dương được đặt tên thế nào?


Tên gọi các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông được lấy luân phiên từ danh sách do các quốc gia trong khu vực đề xuất.

cac-con-bao-o-thai-binh-duong-duoc-dat-ten-the-nao

Một cơn bão hình thành ở Thái Bình Dương. Ảnh: WMO.

Bão Sonca chiều nay đổ bộ vào vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió tối đa 75 km/h. Tên gọi của cơn bão này được lấy từ cơ sở dữ liệu do chương trình Xoáy thuận nhiệt đới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) soạn thảo, theo AccuWeather.com.

“Các nhà dự báo thời tiết có một danh sách tên gọi đặc biệt cho các cơn bão. Theo định kỳ, một tên gọi sẽ không còn được sử dụng nữa và thay bằng tên mới”, Jim Andrews, nhà khí tượng học cấp cao của chuyên trang dự báo thời tiết AccuWeather.com, cho biết.

Danh sách này gồm 140 tên gọi do các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Campuchia chọn ra. Không có quy định hạn chế số lượng tên gọi có thể được sử dụng trong một năm dương lịch.

Các tên trong danh sách chỉ được đặt cho xoáy thuận nhiệt đới ở cấp bão trở lên và lấy theo trình tự lần lượt từ trên xuống dưới. Ví dụ, nếu cơn bão cuối cùng trong năm tên là Cimaron, cơn bão đầu tiên của năm sau sẽ có tên Jebi.

cac-con-bao-o-thai-binh-duong-duoc-dat-ten-the-nao-1

Danh sách tên bão ở tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông. Ảnh: WMO. (Bấm vào ảnh để xem ảnh to)

Theo cách đặt tên trên, sau bão Sonca, cơn bão tiếp theo ở khu vực Thái Bình Dương và Biển Đông sẽ được đặt tên là Nesat.

Philippines cũng là một trong số những quốc gia đưa ra tên bão quốc tế. Tuy nhiên, theo Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), nước này sẽ sử dụng danh sách tên bão riêng của họ gồm 25 tên để đặt cho một xoáy thuận nhiệt đới khi nó đi vào khu vực theo dõi của họ (Philippine Area of Responsibility – PAR). Ví dụ, khi bão lốc Neoguri hình thành vào đầu tháng 7/2014, nó được đổi tên là Florita khi tiến vào PAR.

Nếu danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên bão sẽ được lấy từ một danh sách bổ sung gồm 10 tên gọi và danh sách này sẽ được đưa ra trước khi mùa bão bắt đầu.

Một xoáy thuận nhiệt đới ở tây bắc Thái Bình Dương được xếp là bão nếu có sức gió trong khoảng 73-148 km/h. Nếu cơn bão có sức gió từ 149 km/h trở lên sẽ được phân loại là siêu bão, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (Joint Typhoon Warning Center – JTWC).

Việc đặt tên bão (xoáy thuận nhiệt đới – tropical cyclone) bắt đầu cách đây nhiều năm để giúp nhận dạng nhanh cơn bão trong các bản tin cảnh báo bởi tên gọi được cho là dễ nhớ hơn nhiều so với sử dụng thuật ngữ và đánh số. Nhiều chuyên gia đồng ý gán tên gọi cho cơn bão giúp các phương tiện truyền thông dễ đưa tin về xoáy thuận nhiệt đới hơn, nâng cao sự quan tâm của cộng đồng đối với cảnh báo bão và tăng cường chuẩn bị sẵn sàng khi bão ập đến.

Kinh nghiệm chỉ ra sử dụng những tên gọi ngắn dễ phân biệt trong khi nói và viết sẽ nhanh hơn và ít mắc lỗi hơn phương pháp xác định bằng kinh độ – vĩ độ trước đây. Những lợi thế này đặc biệt quan trọng trong trao đổi thông tin chi tiết về cơn bão giữa các trạm khí tượng, cơ sở ven biển và tàu thuyền trên biển.

 Bão Sơn Ca video clip TTN+TNA. 

Nếu một con bão gây ra thương vong về người và tài sản quá lớn, tên gọi của nó sẽ bị loại khỏi danh sách và thay bằng tên khác. Những tên bão nổi tiếng bị loại bỏ theo cách này là Haiyan (Philippines, 2013), Sandy (Mỹ, 2012), Katrina (Mỹ, 2005), Mitch (Honduras, 1998) và Tracy (Darwin, 1974).

Trong hình ảnh có thể có: trong nhà

Phương Hoa

Phòng tránh sét đánh khi mưa giông


SKĐS – Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 250.000 người bị sét đánh. Mỗi tia sét chứa đến 300 triệu Volt điện, do đó khả năng sống sót của con người sau khi bị sét đánh là rất ít.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 250.000 người bị sét đánh. Mỗi tia sét chứa đến 300 triệu Volt điện, do đó khả năng sống sót của con người sau khi bị sét đánh là rất ít. Vì vậy, kỹ năng phòng tránh sét đánh trong mùa mưa giông rất quan trọng, mọi người nên biết để chủ động bảo vệ tính mạng.

Ở nước ta, hằng năm, gần như tỉnh nào cũng có người chết vì bị sét đánh. Có khi sét đánh chết một lúc 4-5 người, thậm chí 8 người. Vì vậy, kỹ năng phòng tránh sét đánh trong mùa mưa giông rất quan trọng mà mọi người nên biết để chủ động bảo vệ tính mạng.

Một số lưu ý để phòng tránh sét đánh trong mùa mưa bão.

Vì sao bị sét đánh?

Theo thống kê thì sét đánh thẳng là nguy hiểm nhất, cứ 10 người bị sét đánh thẳng thì 8 người tử vong; Hoặc một vật bị sét đánh có thể lưu lại dòng điện cực mạnh trong nó một thời gian rồi mới mất hết. Nếu không biết mà tiếp xúc trực tiếp với vật bị sét đánh đó ngay thì bạn cũng có thể bị tổn thương (sét đánh do tiếp xúc); Hay như sét có thể lan truyền trên mặt đất nên khi tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, trong nhiều trường hợp, dù sét chỉ đánh trực tiếp xuống cây, nhưng một tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh cái cây đó. Đặc biệt, sét có thể đánh qua đường dây cáp: Các vật như điện thoại, tivi, ổ cắm… là con đường lan truyền “ưa thích” của sét. Khi sét lan truyền qua những vật này mà bạn tiếp xúc với nó thì bạn cũng sẽ bị sét đánh trúng. Ngoài ra còn gặp sét đánh tạt ngang, tức khi nạn nhân đứng cạnh một vật bị sét đánh… Dù bằng cách nào thì khi bị sét đánh đều rất nguy hiểm.

 

Nạn nhân bị sét đánh có dấu hiệu gì?

Bệnh cảnh lâm sàng của người bị sét đánh giống như người bị điện giật. Nạn nhân bị sét đánh có thể đột ngột bị các triệu chứng: ngừng tim ngay lập tức; mất ý thức trong thời gian ngắn; lú lẫn hoặc không nhớ chuyện gì xảy ra; khoảng 2/3 số người bị sét đánh bị liệt – kiểu liệt tạm thời đặc trưng bởi sét đánh. Nạn nhân có thể bị bỏng da; bị gãy xương và trật khớp; bị vỡ xương sọ và các tổn thương cột sống. Có trường hợp bị khó thở, tổn thương mắt gây ra nhìn mờ ngay lập tức hoặc thủng màng nhĩ gây đau, điếc và chóng mặt. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sét đánh chết cháy đen…

Khi trời mưa giông, cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn.

Cách sơ cứu cho người bị sét đánh

Để cấp cứu người bị sét đánh, việc hô hấp nhân tạo kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực giúp cứu sống rất nhiều nạn nhân bị sét đánh mà trước đó tưởng như đã chết. Vấn đề là phải làm thật nhanh trong khoảng 7 phút đầu tiên. Nếu phát hiện các dấu hiệu tim đập yếu hoặc ngừng đập, nạn nhân khó thở, mất dần các dấu hiệu của sự sống phải lập tức tiến hành các thao tác hô hấp trợ tim nhân tạo. Đặt nạn nhân nằm lên chỗ khô ráo, bằng phẳng, nới rộng quần áo để người bị nạn thở được dễ dàng. Khẩn trương làm ngay hô hấp nhân tạo kết hợp hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Cứ 5 lần xoa bóp tim ngoài lồng ngực thì hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt 1 lần. Làm liên tục như thế 60-90 phút. Nếu phát hiện nạn nhân bị gãy xương, cần cố định xương chắc chắn trước khi di chuyển. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn thận, không di chuyển nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống (trường hợp này phải gọi cấp cứu 115 hỗ trợ). Sau khi đã thực hiện sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Làm thế nào để phòng tránh sét?

Khi thấy trời trở giông, mây đen ùn ùn kéo đến, cảm giác hơi nước lạnh thổi đến gần là mưa dông sẽ tới, những người làm việc ngoài trời cần nhanh chóng về nhà hoặc vào trú ẩn ở các lán trại. Nếu không sơ tán kịp thì phải tránh xa các vật dụng kim loại như cày bừa, cuốc xẻng, máy bơm nước, xe máy, xe đạp…

Đặc biệt lưu ý, không tránh mưa dưới các gốc cây to, nhất là những cây cao đơn độc giữa cánh đồng (trong vùng trống trải). Khi tia sét bắt vào cây, dòng điện mạnh có thể truyền sang bất cứ một vật nào dẫn điện (kể cả cặp tóc); Không đứng, ngồi cạnh cột điện hoặc đường dây tải điện. Mặt khác, trong cơn giông thường có gió mạnh có thể làm gãy đổ trụ điện hoặc đứt đường dây điện nên rất nguy hiểm.

Không nên trú mưa gần các lò đang nhả khói (lò gạch, lò vôi…) vì khói là chất dẫn điện tốt tạo điều kiện cho sét đánh tới. Không nên ngồi gần ao hồ có mặt nước rộng. Nếu đang tắm dưới nước, gặp cơn giông cần lên bờ ngay vì dòng điện sét có thể truyền trong nước gây nguy hiểm;  Tạm ngừng xem tivi, tháo dây điện ra khỏi ổ cắm, tháo dây ăng-ten ra khỏi tivi… để phòng dòng xung điện của sét có thể gây hỏng đồ vật và đe dọa tính mạng người.

Khuyến cáo

Khi có mưa giông, người dân thực hiện nguyên tắc 30/30. Sau khi nhìn thấy tia sét, mọi người phải đi vào nhà ngay lập tức trong thời gian không quá 30 giây; không đi ra ngoài sớm hơn 30 phút kể từ thời điểm tiếng sét kết thúc.

Nếu bạn thấy mái tóc mình dựng đứng có nghĩa là bạn rất dễ bị sét tấn công. Lúc này, bạn hãy ngồi xổm, dùng tay bịt tai lại để giảm tác hại đến thính lực và gục đầu vào hai đầu gối; Không được nằm duỗi thẳng trên mặt đất vì bạn phải hạn chế tối đa sự tiếp xúc với mặt đất để giảm lượng điện tích truyền xuống đất qua cơ thể.

Ít người để ý rằng chiếc ô (dù) bạn che mưa lại có thể trở thành một cái cột thu lôi di động. Vì vậy, khi trời mưa giông lớn, tốt nhất bạn không nên dùng ô.

 

BS. Hoàng Văn Thái

Người Nhật chống nóng mùa hè thế nào ?


Họ thường dùng chiếu bằng tre/trúc, chai nước đá để làm mát cơ thể, hay ăn các món lạnh…

Người dân Nhật Bản thường xuyên phải đối phó với những đợt nắng nóng gay gắt chẳng khác gì Việt Nam. Vì vậy, họ cũng có những mẹo nho nhỏ để tránh nóng mùa hè. Dưới đây là 8 cách khá phổ biến người Nhật dùng trong những ngày hè oi bức, tổng hợp từ jpninfo, Rocketnews:

1. Để chai nước đá trước quạt

nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao

Người Nhật để chai nước đá trước quạt để không khí mát lan tỏa khắp nhà. Ảnh: Rocketnews.

Ở Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất, vì thế những ngôi nhà ở Nhật thường được xây bằng những vật liệu nhẹ, diện tích cửa ra vào lớn giúp lưu thông không khí nhưng cách nhiệt sẽ không tốt. Mùa hè nhà sẽ rất nóng, điều hòa sẽ phải làm việc hết công suất, dẫn tới tiền điện tăng vọt và gây nhiều tiếng ồn.6

Để giúp không khí mát hơn, nhiều gia đình Nhật đặt một chai nước đá trước quạt. Cách này vừa khiến nhiệt độ trong phòng mát mẻ, vừa tiết kiệm được kha khá tiền điện điều hòa.

2. Sử dụng chiếu bằng tre, trúc

nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao-1

Những chiếc chiếu tre, trúc được sử dụng phổ biến trong mùa hè. Ảnh: Rocketnews.

Trong những ngày hè nắng nóng, người Nhật thường dùng chiếu bằng tre, trúc. Khoảng cách giữa các mảnh tre giúp lưu thông không khí, khiến cho mọi người có cảm giác mát mẻ khi nằm.

3. Rèm che nắng

nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao-2

Những chiếc rèm có tác dụng ngăn ánh nắng vào trong nhà. Ảnh: jpninfo.

Những chiếc rèm che nắng làm từ tre này được sử dụng ở Nhật từ hàng trăm năm về trước. Nó được treo trước cửa, trên ban công để ngăn cản bớt ánh nắng hắt vào trong nhà.

4. Chuông gió

nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao-3

Treo chuông gió là phong tục truyền thống ngày hè của người Nhật. Ảnh: jpninfo.

Mùa hè, người Nhật thường treo những chiếc chuông gió (Furin) trước hiên nhà, bên cửa sổ và trên những cành cây ở lối đi vào nhà. Họ tin rằng những chiếc chuông sẽ tạo ra làn gió nhẹ, và khi nghe âm thanh từ những chiếc chuông này khiến họ cảm thấy mát mẻ hơn.

5. Quạt giấy

nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao-4

Bạn có thể nhìn thấy nhiều quạt giấy ở Nhật trong mùa hè. Ảnh: jpninfo.

Những chiếc quạt giấy là một biểu tượng cùa mùa hè giống như chuông gió, pháo hoa ở Nhật. Không chỉ có tác dụng làm mát, nó còn rất hợp với những bộ Yukata (Kimono mùa hè của Nhật).

6. Phong tục té nước (Uchimizu)

nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao-5

Người Nhật té nước xuống mặt đất để giảm nhiệt độ.

Phong tục té nước của người Nhật đã có từ lâu đời, giúp giảm nhiệt độ bằng cách té hoặc phun nước lên mặt đất. Các nhà hàng cổ của Nhật vẫn duy trì phong tục này.

8. Ăn các món lạnh

nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao-6

Mì trộn hiyashi chuka. Ảnh: jpninfo.

Các món ăn như mì somen lạnh, mì trộn hiyashi chuka, đậu phụ hiyayakko, kem trà xanh… được ưa chuộng vào mùa hè ở Nhật Bản. Người ăn không có cảm giác nóng bức, khó chịu khi ăn trong những ngày nắng nóng.

Mộc Miên

Theo link: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/nguoi-nhat-chong-nong-mua-he-the-nao-3594494.html